Bệnh vàng da của trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở bé sinh non hoặc bé chào đời sau 2-3 ngày. Tần suất bé nhiễm bệnh khá cao và có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Tại sao nhiều trẻ mắc bệnh vàng da, cách điều trị nào hiệu quả nhanh nhất, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Bệnh Vàng Da Là Gì? Nguyên Nhân Gây Vàng Da Ở Trẻ
Theo thống kê, bệnh vàng da ở bé sinh đủ tháng chỉ chiếm 25-30%. Tuy nhiên, con số này tăng gấp đôi đối với trẻ sơ sinh non tháng. Nguyên nhân phổ biến gây vàng da ở trẻ là sự tích tụ bilirubin – một chất màu vàng trong máu. Chất này được sinh ra khi tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Trong khi đó gan của trẻ chưa đủ khoẻ để đào thải chất bilirubin ra khỏi máu nên mới xảy ra tình trạng vàng da.
- Xem thêm: men vi sinh

Tuy nhiên, ở vài trẻ nguyên nhân gây vàng da lại xuất phát từ các bệnh lý hoặc yếu tố gen khác, cụ thể:
- Có anh chị em ruột mắc bệnh vàng da.
- Có nhiều vết thâm khi sinh.
- Sinh không đủ tháng nên gan yếu.
- Rối loạn di truyền như mắc hội chứng Gilbert, khuyết tật của màng hồng cầu bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa di truyền galactose huyết.
- Bé mặc bệnh xơ nang, nhược giáp bẩm sinh.
Phân Biệt Các Loại Bệnh Vàng Da Ở Trẻ
Có 2 bệnh vàng da của trẻ sơ sinh thường thấy là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý.
Vàng da sinh lý: thường gặp ở trẻ 1-7 ngày tuổi với các biểu hiện:
- Vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn có màu vàng.
- Màu vàng da xuất hiện khoảng 48 -72 giờ sau sinh.
- Nước tiểu của trẻ sơ sinh có màu vàng và phân nhạt màu
Vàng da sinh lý sẽ tự khỏi trong 1 tuần đối với trẻ sinh đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ sinh non. Nó cũng không phát sinh các triệu chứng và bệnh tật khác và trẻ vẫn phát triển tốt và lên cân đều.

Có thể bạn quan tâm: giải pháp chống muỗi cho gia đình
Vàng da bệnh lý: thường gặp ở trẻ sinh non với các biểu hiện:
- Màu vàng da đậm và xuất hiện ở toàn thân, kể cả tròng mắt.
- Tình trạng vàng da xuất hiện 24 giờ sau sinh.
- Bé bỏ bú, sốt liên tục, thở gấp, nhiệt độ thay đổi liên tục, hay khóc lớn, nặng hơn là ngưng thở.
- Xét nghiệm lượng bilirubin trong máu cao hơn mức cho trung bình.
Các bé bị vàng da bệnh lý nếu không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ khiến hệ thần kinh bị nhiễm độc. Tình huống xấu hơn con trẻ sẽ bị co giật, hôn mê và tử vong.
Các Điều Trị Bệnh Vàng Da
Vì vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi nên nội dung này sẽ hướng dẫn bạn trị bệnh vàng da bệnh lý cho con. Ba mẹ nên tham khảo thông tin để hiểu rõ hơn lộ trình mà bác sĩ điều trị. Tuyệt đối không tự làm ở nhà vì sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Các phương pháp chữa vàng da hiệu quả:
- Chiếu đèn: là giải pháp được nhiều người dùng nhất vì mang lại tác dụng cao. Ánh sáng chiếu vào bé sẽ chuyển các bilirubin tự do thành các bilirubin tan trong nước. Sau đó chúng sẽ bị đào thải qua đường nước tiểu hoặc đường đi tiêu. Bé sẽ được đặt dưới đèn. Vùng mắt được che bằng khăn mềm và kính. Bé sẽ chỉ mặc tã còn lại các bộ phận khác sẽ được chiếu đèn trực tiếp.
- Thay máu hoặc truyền máu: phương pháp này sẽ được sử dụng cho bé có tình trạng vàng da ở mức độ nặng. Trẻ bắt đầu có biểu hiện thần kinh hoặc lượng bilirubin trong máu trên 20mg% cũng áp dụng phương pháp này. Bằng cách thay máu, bé sẽ được loại bỏ bilirubin xấu và truyền nguồn máu khác vào cơ thể. Nhờ vậy mà bệnh vàng da của trẻ sơ sinh sẽ nhanh hồi phục hơn.
- Tiêm tĩnh mạch: khi bé xuất hiện tình trạng tán huyết miễn dịch. Nghĩa là nhóm máu của bé bất đồng với nhóm máu của mẹ nên gây vàng da. Bác sĩ và y tá sẽ tiêm immunoglobulin vào tĩnh mạch có tác dụng ngăn các kháng thể tấn công hồng cầu. Nhờ quá trình này mà chứng vàng da của bé sẽ thuyên giảm đáng kể.

Lưu Ý Cách Chăm Sóc Khi Trẻ Bị Vàng Da
- Cho trẻ ăn thường xuyên để hỗ trợ đào thải bilirubin nhanh hơn. Bạn có thể tăng cữ bú từ 8 đến 12 cữ trong tuần đầu tiên sau sinh.
- Ngừng cho bé bú sữa nếu trong sữa mẹ có thành phần kích thích vàng da. Bạn có thể thay thế bằng sữa công thức. Nếu mẹ bị căng ngực thì dùng máy hút sữa ra ngoài và trữ để tránh mất sữa.

- Lau sạch người bé bằng khăn mềm làm ấm.
- Luôn giữ ấm cho trẻ nhưng đừng trùm kín gây hầm bí.
- Đặt bé ở nơi có nắng mặt trời chiếu nhẹ để bé tắm nắng. Khung giờ lý tưởng nhất là 5h30 – 6h30.
Đọc thêm: tủ thuốc gia đình cần gì
Lời Kết
Bệnh vàng da của trẻ sơ sinh nên được phát hiện và điều trị sớm. Bố mẹ lần đầu có con có thể tham khảo thêm tư vấn của y tá và bác sỹ trong 3 ngày đầu sau sinh để có cách chăm sóc con phù hợp. Nếu bé có bất kỳ biểu hiện lạ gì bố mẹ hãy ngay lập tức đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị nhé. Chúc thiên thần của bố mẹ luôn khoẻ mạnh và cả nhà sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn cùng nhau. Đừng quên chia sẻ bài viết để các ông bố bà mẹ bỉm sữa có thêm kinh nghiệm chăm sóc hữu ích nhé.