Như chúng ta đã biết, sắn dây vốn đã rất quen thuộc với nhiều gia đình Việt và được truyền tai nhau rằng chúng rất tốt. Tuy nhiên sắn dây chỉ thực sự tốt nếu được sử dụng đúng cách. Nếu chẳng may kết hợp sai các phụ liệu với nhau có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người dùng. Vậy bột sắn dây kỵ với gì?
1. Bột sắn dây kỵ với gì?
Bột sắn dây là phần tinh bột được tách triết ra từ củ sắn dây. Thành phầm có màu trắng, mịn và không chứa tạp chất. Bột sắn dây chứa nhiều dưỡng chất quan trọng, bên cạnh tác dụng giúp giảm cân, mặt nạ sắn dây trị mụn, thanh lọc cơ thể thì đây còn là nguồn thực phẩm hỗ trợ lưu thông máu, chống lão hóa, ngừa ung thư hiệu quả.
Từ lâu đã có rất nhiều thông tin đồn đoán rằng sắn dây không thể kết hợp chung với mật ong, bởi chúng có thể gây nên tình trạng đột tử. Tuy nhiên thực tế vẫn chưa có một chứng minh nào khẳng định về điều này.
Sự thật về bột sắn dây kỵ với mật ong: Theo nghiên cứu, sắn dây nếu kết hợp với mật ong sẽ sinh ra triệu chứng đầy bụng. Nên hạn chế kết hợp 2 loại thực phẩm này lại với nhau. Đồng thời khi mật ong kết hợp với bột sắn dây có thể gây ra phản ứng xấu.
2. Nên uống bột sắn dây vào lúc nào?
Không nên uống bột sắn dây vào buổi sáng hoặc lúc bụng đang đói: Buổi sáng không phải là thời điểm thích hợp để uống sắn dây. Lúc này cơ thể chưa nạp năng lượng và lượng hóc môn tăng trưởng trong máu rất thấp. Nếu bổ sung sắn dây vào cơ thể lúc sáng sớm này sẽ làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể vào trong bột sắn, ảnh hưởng trực tiếp tới dạ dày.
Nên uống bột sắn dây vào buổi trưa và tối 1 tiếng: Nên uống bột sắn dây vào buổi trưa và tối là phù hợp nhất. Buổi trưa là thời điểm có nhiệt độ cao nhất trong ngày, thời tiết nắng nóng khiến cơ thể cần thức uống giải nhiệt. Lúc này, bột sắn dây được đưa vào cơ thể giúp giảm nhiệt độ, phát huy tác dụng làm mát gan.
Buổi tối cũng được coi là thời điểm mà nên uống bột sắn dây bởi nghỉ ngơi sau một ngày dài làm việc, cơ thể cần được nghỉ ngơi. Bạn hoàn toàn có thể pha một ly sắn dây để thư giãn.
Tuy nhiên, không nên uống bột sắn dây trước khi đi ngủ, đây là thói quen không tốt không chỉ riêng uống bột sắn dây mà các loại thức ăn khác. Bởi bạn sẽ bị khó ngủ, làm ảnh hưởng tới giấc ngủ và các hoạt động khác của ngày hôm sau.
3. Uống bột sắn dây sống có tốt không?
Thực ra uống sống và ăn chín bột sắn dây đều có những ưu nhược điểm riêng. Ăn chín sẽ làm an toàn hơn và phù hợp với trẻ nhỏ. Còn khi uống sống, cơ thể có thể chưa quen và có cảm giác như có gì đó thiếu an toàn nhưng uống sống lại nạp dưỡng chất nhiều hơn và có khả năng hạ nhiệt rất tốt.
Tuy nhiên bột sắn dây có tính hàn nên với những người có cơ địa, bụng dạ yếu, trẻ em sẽ dễ bị tiêu chảy hoặc đau bụng nhẹ. Vậy nên nhiều chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên không nên uống bột sắn dây sống và không nên pha với nước lạnh. Bởi vì:
+ Quá trình chế biến bột sắn dây được làm thủ công sẽ rất dễ nhiễm khuẩn và các tạp chất hoặc các loại vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập. Việc uống bột sắn dây sống thường xuyên có thể gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa. Tình trạng này khi diễn biến nặng có thể xảy ra các vấn đề như đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm..
+ Ngoài ra, khi pha sắn dây với nước sau khi vừa đun sôi, hoặc cách khác là nấu chè sắn dây, nhiệt độ cao sẽ giúp sắn dây uống vào dễ hấp thụ hơn, dạ dày cũng nhẹ việc hơn, tránh bị đầy bụng, chướng hơi.
Trẻ em nhìn chung còn yếu ớt nên nếu dùng sống sẽ dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy. Nếu cho trẻ ăn cần quấy chín bột sắn sẽ làm cho tính hàn giảm bớt, đồng thời vừa dễ tiêu và hấp thụ tốt hơn.
4. Uống bột sắn dây hàng ngày có tốt không?
Uống bột sắn dây có công dụng giải nhiệt rất tốt. Dù vậy, không nên quá lạm dụng loại thực phẩm này uống hàng ngày. Bởi lẽ, chính tính hàn của sắn dây khiến bụng dễ bị đầy hơi, khó tiêu. Thậm chí, trẻ nhỏ, người đang yếu, tụt huyết áp hay mới bệnh dậy, uống bột sắn dây quá nhiều dễ bị đau quặn bụng từng cơn, tiêu lỏng.
=> Vậy nên để phát huy được tối đa tác dụng của bột sắn dây, mỗi ngày không nên uống nhiều hơn một ly nước pha sắn dây, đồng thời không nên uống bột sắn dây liên tục hàng ngày. Nên có những khoảng trống để dạ dày được nghỉ ngơi, sẵn sàng hấp thu các chất dinh dưỡng từ mỗi bữa ăn thường ngày.
Riêng với đối tượng phụ nữ có thai, cũng không nên uống bột sắn dây mỗi ngày. Nguyên nhân là uống nhiều bột sắn dây khiếu bụng khó tiêu, chán ăn, hạn chế hấp thu nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bào thai. Hơn thế nữa, bột sắn dây còn có nguy cơ gây động thai, co bóp tử cung, dễ thúc đẩy vào chuyển dạ sớm, kích thích sinh non.
5. Hướng dẫn pha bột sắn dây ngon hạ nhiệt mùa hè
Pha 3 thìa bột sắn dây vào 50ml nước đun sôi để nguội (nếu muốn uống đậm hãy cho thêm bột sắn dây), hòa thêm đường hoặc muối tùy sở thích.
Sau đó khuấy đều cho tan hết bột sắn dây. Đổ đầy nước đun sôi (100 độ) vào cốc (200ml) và khuấy đều. Bạn sẽ có một cốc nước bột sắn dây ngon tuyệt vời.
Dùng ngay khi còn nóng khi muốn giải rượu. Nếu muốn giải cảm hoặc chữa say nắng, thì nên để nguội rồi uống hoặc cho thêm đá nếu muốn.
Nước bột sắn dây sẽ ngon hơn nếu bạn cho thêm một lát chanh vào.
6. Những người không nên uống sắn dây
Người có cơ thể hàn
Sắn dây vốn có tính hàn nên những người có cơ thể hàn không nên sử dụng. Bởi lẽ việc này có thể gây nên tình trạng khó chịu, đầy bụng.
Trẻ em không nên uống bột sắn dây sống
Như đã chia sẻ phía trên, bột sắn dây vốn có tính hàn rất mạnh. Trong khi đó trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa còn non nớt nên khi dùng bột sắn dây có thể sẽ khiến cơ thể bị lạnh bụng, tiêu chảy. Nếu muốn cho trẻ em sử dụng bột sắn dây, các bậc phụ huynh nên nấu chín để đảm bảo an toàn, giảm bớt tính hàn lại để dễ tiêu và hấp thụ tốt hơn.
Bên cạnh đó, bột sắn dây không chứa đủ các dưỡng chất mà cơ thể của trẻ cần. Những thực phẩm này còn chứa các thành phần làm kém hấp thu vi chất, không nên sử dụng cho trẻ nhỏ
Phụ nữ có thai lưu ý khi uống bột sắn dây
Đối với phụ nữ có thai, uống bột sắn dây có thể sẽ giúp hạ nhiệt, cơ thể vì vậy cũng có thể cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, nếu thai phụ có dấu hiệu mệt mỏi, bị lạnh hoặc tụt huyết áp thì không nên dùng nước sắn dây.
7. Những lưu ý khi dùng bột sắn dây tốt nhất
Để sắn dây có thể phát huy được tối đa hiệu quả, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
Uống sắn dây đã được nấu chín
Uống sắn dây sống vẫn có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên vì nó có tính hàn cao nên đối với những người có cơ địa yếu hoặc bụng dạ không tốt thì có thể gây đau bụng, tiêu chảy. Vì vậy khi sử dụng, cách tốt nhất nên nấu chín.
Không nên uống quá nhiều bột sắn dây trong một ngày
Nhiều chuyên gia sức khỏe cũng đã đưa ra lời khuyên không nên sử dụng quá nhiều sắn dây trong một ngày. Bạn chỉ nên dùng tối đa 1 cốc nước sắn dây trong 1 ngày, mỗi lần pha không quá 30g sắn dây.
Không nên ướp bột sắn với hoa bưởi, sen, nhài
Không nên ướp bột sắn dây với các loại hương bưởi, hương sen, hoa nhài …. vì sẽ làm giảm đi một số dược tính và giá trị dinh dưỡng vốn có trong sắn dây. Tốt nhất nên sử dụng bột sắn dây nguyên chất để uống, chế biến thức ăn hoặc nấu chè.
Không nên sử dụng quá nhiều đường
Theo Đông y, bột sắn dây có vị ngọt và chứa tính hàn mạnh có tác dụng rất tốt trong việc giải nhiệt, giải rượu, chữa cảm sốt… Bột sắn có vị ngọt sẵn bởi vậy không nên sử dụng quá nhiều đường sẽ gây hại cho sức khỏe. Nếu sử dụng bột sắn dây để giải rượu, bạn có thể pha thêm một chút muối để dễ uống. Còn đối với mục đích giải khát và làm đẹp thì bạn chỉ nên pha một ít đường để tạo vị ngọt thanh.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về vấn đề bột sắn dây kỵ với gì? Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn nữa, đồng thời biết cách sử dụng bột sắn dây để đạt hiệu quả tốt nhất.