Kỹ năng quản lý tài chính là một trong các kỹ năng quan trọng trẻ cần được giáo dục càng sớm càng tốt. Cách dạy con về tiền như thế nào là hiệu quả? Bố mẹ nên lưu ý gì để con không hiểu sai về tiền và cách dùng nó? Cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin trên qua bài viết Cách Dạy Con Về Tiền nhé.
Vì Sao Nên Dạy Con Về Tiền?
Để con không mặc định bố mẹ là “ngân hàng dự trữ không bao giờ cạn”, bạn cần trò chuyện với con về khái niệm về tiền và cách xài tiền càng sớm càng tốt. Một số người quan niệm: trẻ con chưa nhận biết được đơn vị tiền, không biết xài tiền thì chưa cần hướng dẫn. Tuy nhiên, cho bé tiếp xúc với tiền từ nhỏ sẽ giúp con hiểu giá trị đồng tiền để trân trọng chúng. Ngoài ra con biết dùng tiền sẽ hiểu công sức của bố mẹ, hình thành tình yêu thương, sự biết ơn đối với bậc sinh thành.

Cách dạy con về tiền cũng thay đổi thói quen vòi đồ ăn hay đồ chơi của bé. Trẻ sẽ cân nhắc hơn khi biết giá trị của món ăn và món đồ ấy bằng với số giờ lao động của bố mẹ hay công sức làm việc vặt của mình chẳng hạn. Nghiên cứu của Tiến sĩ xã hội họ Phạm Thị Thuý còn chỉ ra dạy bé về tiền sẽ ngăn chặn hành động tự phát lấy trộm tiền để tiêu xài.
Khi Nào Nên Dạy Trẻ Về Tiền, Cách Dạy Hiệu Quả Nhất
Vào lúc bé đón sinh nhật 3 tuổi, bạn hãy bắt đầu dạy bé dùng tiền. Trước thời điểm này, bạn hãy tạo điều kiện để con cầm và chơi cùng tiền để bé tiếp xúc cho quen trước. Sau đó, bạn áp dụng lộ trình sau:
- 3-4 tuổi: phân biệt mệnh giá tiền.
- 4-5 tuổi: trao quyền quyết định chọn món A hay món B khi mua sắm trong cách dạy con về tiền
- 5-6 tuổi: trả công cho thành quả lao động của con. Ví dụ bé phụ mẹ nhặt rau, quét nhà, hoàn thành bài tập, giúp đỡ người khác sẽ có một khoản tiền riêng. Đừng quên hướng dẫn và nhắc nhở con chi tiêu hợp lý ở thời điểm này.
- 6-7 tuổi: dạy con cách tiết kiệm và quản lý số tiền của riêng mình.

- 7-8 tuổi: bé biết cách so sánh số tiền mình có với giá hàng hoá, bé tự đưa ra quyết định mua hàng.
- 8-9 tuổi: bé hình thành mong muốn kiếm thêm tiền tiêu vặt để mở rộng quỹ tiết kiệm của mình.
- 9-10 tuổi: hướng dẫn bé lập kế hoạch chi tiêu từng tháng. Cho con biết cách giao dịch khi mua bán.
- 10-11 tuổi: khuyến khích bé tiết kiệm dài hạn để mua được các đồ vật có giá trị cao hơn như giày thể thao, ipad, bộ đồ chơi điện tử.
- 11-12 tuổi: giải thích cho con về các khái niệm khuyến mãi, giảm giá, quảng cáo.
- 12 tuổi trở lên: tham gia quản lý tài sản.
Gợi Ý Hoạt Động Giúp Bé Hiểu Giá Trị Đồng Tiền
Từ 3 tuổi đến 5 tuổi:
- Cùng chơi trò mua bán cùng con để bé nắm những thao tác cơ bản trong giao dịch tiền bạc.
- Chia tiền tiêu vặt con được ông bà, cô dì hoặc phần thưởng ở trường học vào các lọ “Chi tiêu”, “Tiết kiệm” và “Chia sẻ”. Bố mẹ cũng giải thích thêm chức năng của từng lọ để bé hiểu nhé.
Từ 6 tuổi đến 12 tuổi:
- Trao cho con quyền quyết định mua sắm. Bố mẹ hãy đặt câu hỏi về giá trị của món đồ có cần thiết và quan trọng với bé không. Hãy lắng nghe con giải thích và định hướng bé suy nghĩ đúng đắn.
- Cho phép bé tự cầm tiền bố mẹ cho và mua món đồ con thích.
- Cùng con vạch ra kế hoạch tiết kiệm tiền và mục đích sử dụng số tiền tiết kiệm ấy. Lưu ý là bạn cần gợi ý thêm cho bé các hành động cụ thể và chia khung thời gian chi tiết để cuối năm tổng kết thành quả.

Từ 12 tuổi trở lên:
- Không can thiệp vào quỹ tài chính riêng của bé. Khuyến khích con tạo nhiều quỹ tiết kiệm. Hướng dẫn bế cách sao kê chi phí mỗi tháng.
- Lập các mục tiền thưởng để động viên tinh thần lao động của bé. Ví dụ như quét nhà 10.000đ, lau cửa kính 20.000đ, không vi phạm nội quy trên lớp 50.000đ, giúp đỡ người lạ 100.000đ. Từ đó bé hiểu số tiền mình nhận được là công sức của bản thân chứ tiền không tự nhiên mà có.
Lưu Ý Khi Áp Dụng Cách Dạy Con Về Tiền
- Cho bé cơ hội thực hành. Kỹ năng chỉ có thể hình thành khi bé được thực hiện những kiến thức lý thuyết mà bạn hướng dẫn vào thực tiễn.
- Hướng dẫn trẻ ghi lại số tiền thu và chi để bé biết cách kiểm soát tài chính. Tránh tình trạng bé tiêu xài hoang phí.
- Không trách mắng và phạt trẻ khi con có quyết định chi tiêu tiền sai lầm (theo quan điểm của bố mẹ). Các bậc phụ huynh cũng không nên áp đặt cách dạy con về tiền theo ý mình mà cần lắng nghe nhu cầu của con.

- Làm gương cho bé. Con trẻ sẽ bắt chước hành vi của bố mẹ chúng và vô thức sao chép khi lớn lên.
- Đừng quên dạy con sự hào phóng. Tiền bạc rất quan trọng nhưng nếu dạy con không khéo bé sẽ có thói bủn xỉn. Hãy thường xuyên để bé tham gia vào các hoạt động từ thiện. Khuyến khích trẻ chia sẻ số tiền mình kiếm được để giúp đỡ những bạn nhỏ hay hoàn cảnh khó khăn hơn.
- Hãy để con tự tìm hiểu. Bố mẹ nào cũng muốn bao bọc, che chở con mình, sợ bé bị thất bại, tổn thương. Nhưng chỉ khi bạn buông tay để con được tự do làm những điều bé muốn thì khi ấy bé mới thực sự trưởng thành. Chúng ta chỉ hãy đứng từ phía sau động viên, hỗ trợ.
Lời Kết
Hiểu giá trị của tiền là kỹ năng cần thiết trong xã hội hiện đại. Bố mẹ cần tìm hiểu cách dạy con về tiền càng sớm càng tốt để bé hình thành và phát triển tư duy tiền bạc. Ngoài ra, phương pháp giáo dục này còn giúp bé có những kỹ năng tài chính nền móng vững chắc cho cuộc sống tương lai sau này.