Bệnh đau mắt đỏ là một vấn đề mà nhiều người đã và đang gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Tình trạng này có thể gây ra cảm giác khó chịu, không thoải mái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy làm thế nào để phòng và chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ? Hãy cùng Thaco tìm hiểu ngay sau đây!
Chăm Sóc Trẻ Bị Đau Mắt Đỏ – Khái Niệm Bệnh Đau Mắt Đỏ Là Gì?
Chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ – Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em, còn được gọi là viêm kết mạc mắt. Đây là tình trạng viêm và sưng huyết của màng bao bọc nhãn cầu mắt do sự xâm nhập của một số loại siêu vi. Bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, bất kỳ thời điểm nào trong năm. Nhưng thường bùng phát mạnh mẽ từ mùa Hè đến cuối Thu. Nguyên nhân của bệnh gồm thói quen vệ sinh mắt không đúng cách, hệ miễn dịch yếu, tiếp xúc thường xuyên với người mắc bệnh đau mắt đỏ. Hoặc trong trường hợp sinh sống trong khu vực có xuất hiện dịch bệnh.
Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2023, TP.HCM đã ghi nhận 71.000 trường hợp bị đau mắt đỏ. Bệnh này có nguy cơ lây nhiễm cao hơn 3-4 lần so với năm trước. Bệnh đã lan rộng thành dịch ở nhiều tỉnh thành như Bình Phước, Đà Nẵng, Quảng Nam, Hải Phòng, Hà Nội,… Số lượng bệnh nhân đến các bệnh viện mắt TP.HCM, bệnh viện Nhi đồng để khám bệnh. Do đau mắt đỏ đã tăng lên đáng kể, trong đó 50% là trẻ em.
Nguyên Nhân Gây Nên Bệnh Đau Mắt Đỏ Ở Cả Trẻ Em Và Người Lớn
Chăm Sóc Trẻ Bị Đau Mắt Đỏ – Bệnh đau mắt đỏ có thể được gây ra bởi vi khuẩn, virus. Hoặc phản ứng dị ứng, kích ứng từ các chất như thuốc nhỏ mắt, phấn hoa, bụi bẩn,… Theo kết quả được nghiên cứu từ các đợt dịch trong suốt đầu năm 2023 của Sở Y tế TP.HCM. Phần lớn trẻ em bị đau mắt đỏ do siêu vi, đặc biệt là Enterovirus và Adenovirus. Enterovirus chiếm 86% tổng số ca bệnh và có khả năng lây nhiễm cao, gây ra bệnh mãn tính.

Ngoài ra, còn có một số loại virus khác như Herpex simple virus, Varicella zoster virus,… cũng có thể gây ra bệnh đau mắt đỏ. Những trường hợp nhiễm bệnh do virus thường có các triệu chứng. Như ngứa mắt, dịch mắt loãng, chảy nước mắt, có nang kết dưới mí mắt hay xuất hiện hạch trước tai. Bệnh thường kéo dài từ 14 đến 30 ngày.
Ngoài ra, đau mắt đỏ còn có thể do nhiễm khuẩn gây ra, thường liên quan đến các bệnh lý. Như nhiễm trùng tai hoặc bị nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn. Các loại vi khuẩn thường gặp bao gồm Staphylococcus aureus, Chlamydia, Streptococcus pneumonia, Moraxella catarrhalis, Neisseria gonorrhoeae,…
Trong trường hợp đau mắt đỏ do vi khuẩn, bệnh thường không kéo dài quá 14 ngày. Và có các triệu chứng như có cảm giác có vật thể lạ trong mắt, mắt bị cộm. Mắt mờ vào buổi sáng, chảy mủ và có thể xuất hiện u nhú kết mạc. Sưng hạch bạch huyết trước tai trong một số trường hợp hiếm gặp.
Bệnh Đau Mắt Đỏ Lây Lan Như Thế Nào?
Bệnh đau mắt đỏ có thể lan truyền qua nhiều cách khác nhau, bao gồm:
- Sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh như khăn mặt, gối, kính đeo mắt và các vật dụng tương tự.
- Tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân thông qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt hay ôm, hôn, hoặc bắt tay.
- Chạm vào mắt bằng tay và sau đó sử dụng chung vật dụng với người khác trong gia đình hoặc khi trẻ em đi học ở trường mẫu giáo.
- Tiếp xúc, cầm, nắm vào các bề mặt có nhiều vi khuẩn.
- Lây lan qua môi trường nước như hồ bơi, sống suối, ao hồ.
- Nơi công cộng, đặc biệt là những nơi có mật độ người đông dễ lây bệnh ở khoảng cách gần.

Ngoài ra, môi trường ô nhiễm, điều kiện vệ sinh kém, có nhiều khói bụi và nguồn nước bị ô nhiễm. Cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và lan rộng thành dịch.
Theo Dõi Và Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Đau Mắt Đỏ Qua Từng Giai Đoạn Cụ Thể
Theo các chuyên gia, bệnh đau mắt đỏ có thể được phân thành ba giai đoạn khác nhau. Bao gồm: giai đoạn ủ bệnh cùng với giai đoạn phát bệnh và giai đoạn hồi phục. Hiểu rõ các triệu chứng trong từng giai đoạn. Sẽ giúp bố mẹ chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ một cách an toàn và hiệu quả hơn.
Chăm Sóc Trẻ Bị Đau Mắt Đỏ – Giai Đoạn Ủ Bệnh
Sau khi tiếp xúc với nguồn gây bệnh, các tác nhân gây đau mắt đỏ sẽ xâm nhập và gây tổn thương cho các tế bào kết mạc. Trong giai đoạn này, trẻ có thể không có triệu chứng hoặc có những triệu chứng nhẹ. Như sốt nhẹ, đau mắt, nhạy cảm với ánh sáng, đau họng khi nuốt nước bọt.
Chăm Sóc Trẻ Bị Đau Mắt Đỏ – Giai Đoạn Phát Bệnh
Sau giai đoạn ủ bệnh, bệnh đau mắt đỏ ở trẻ tiếp tục phát triển với những triệu chứng đặc trưng như mắt đỏ (có thể bắt đầu từ một mắt rồi lan sang cả hai mắt). Mắt dính lại sau khi thức dậy do tăng tiết nhờn, ngứa, đau mắt, tức mắt,… Một số trường hợp hiếm gặp, trẻ có thể có biểu hiện xuất huyết kết mạc, giả mạc hoặc là bị viêm họng hạch.
Trong trường hợp mắt chỉ bị đỏ một bên, nguy cơ lây nhiễm sang mắt còn lại rất cao. Và mức độ nghiêm trọng của bệnh đau mắt đỏ có thể khác nhau giữa hai mắt. Trẻ thường có xu hướng dụi mắt nhiều hơn khi mắc bệnh. Bố mẹ cần nhắc nhở và ngăn chặn trẻ dụi mắt để giảm nguy cơ biến chứng.

Chăm Sóc Trẻ Bị Đau Mắt Đỏ – Giai Đoạn Hồi Phục
Khi được chăm sóc đúng cách, đau mắt đỏ ở trẻ em sẽ có dấu hiệu giảm và không xuất hiện thêm triệu chứng. Mắt sẽ dần trở nên ít đỏ và trở lại trạng thái bình thường.
Điều Trị Và Chăm Sóc Trẻ Bị Đau Mắt Đỏ
Để chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ, việc đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và hướng dẫn điều trị là vô cùng cần thiết. Dựa vào nguyên nhân, độ tuổi, tiền sử bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các y bác sĩ sẽ xem xét và đưa ra các phương pháp, biện pháp điều trị phù hợp. Trong hầu hết các trường hợp, việc sử dụng thuốc nhỏ mắt là một phần quan trọng của điều trị. Hiện nay có ba loại thuốc nhỏ mắt như sau:
- Nước muối sinh lý: Khi trẻ bắt đầu có các triệu chứng không bình thường như mắt đỏ. Cha mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch mắt của trẻ. Đây là loại nước nhỏ mắt vô cùng phổ biến. Thuốc thường được các bác sĩ chỉ định khi bạn chưa xác định được hoàn toàn nguyên nhân gây bệnh. Nó có thể kết hợp với một số loại nước nhỏ mắt khác để điều trị đau mắt đỏ.
- Thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh: Trẻ bị đau mắt đỏ do nhiễm khuẩn thường sẽ được bác sĩ đề xuất sử dụng thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh phù hợp. Một trong những loại thuốc nhỏ mắt thường được sử dụng là Tobramycin (Tobrex). Ngoài ra, còn có các loại kháng sinh khác như Ciprofloxacin, Dyomicin, Ofloxacin, Neomycin, tùy theo chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc nhỏ mắt chứa Corticoid: Loại thuốc nhỏ mắt này chỉ được sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ. Phải tuân theo đúng liều lượng và loại thuốc mà bác sĩ đề xuất.
Chăm Sóc Trẻ Bị Đau Mắt Đỏ Tại Nhà Như Thế Nào?
Để trị bệnh đau mắt đỏ ở trẻ, bố mẹ có thể thực hiện những biện pháp sau:
Giữ Vệ Sinh Cho Mắt
Trẻ cần được vệ sinh mắt thường xuyên và đúng cách. Sử dụng gạc hoặc khăn sạch đã được khử khuẩn, thấm nước sạch và nhẹ nhàng lau quanh vùng mắt. Nếu trẻ có ghèn mắt thì hãy sử dụng tăm bông để loại bỏ. Khi vệ sinh mắt cho trẻ, hãy bắt đầu từ mắt không bị nhiễm sang mắt bị nhiễm và từ mắt nhẹ sang mắt nặng. Đảm bảo xử lý đúng cách các dụng cụ sau khi sử dụng.
Hạn Chế Sự Lây Lan Nhiễm Trùng
Đau mắt đỏ có thể xảy ra ở mọi người, không phân biệt giới tính và độ tuổi. Vì vậy, khi chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ, người chăm sóc cần chú ý ngăn chặn sự lây lan bệnh. Đặc biệt, hướng dẫn trẻ rửa mắt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Để ngăn chặn nhiễm trùng lan rộng và tác động đến các cấu trúc khác trong mắt.

Ngăn Chặn Tái Nhiễm
Đau mắt là bệnh được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân. Sau khi trẻ đã chữa khỏi bệnh, vẫn có nguy cơ tái phát. Bố mẹ không nên lơ là khi trẻ đã khỏi bệnh. Thay vào đó, hãy thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn tái nhiễm ở trẻ.
Thúc Đẩy Lối Sống Lành Mạnh
Trong quá trình chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ, bố mẹ nên duy trì chế độ ăn uống cân đối và đủ dinh dưỡng. Khuyến khích trẻ uống đủ nước để giúp cơ thể loại bỏ tác nhân gây bệnh và bù lại lượng nước mất. Đồng thời, khuyến khích trẻ xây dựng các thói quen lành mạnh. Tập thể dục thường xuyên, điều chỉnh giấc ngủ và thời gian học tập. Bố mẹ cũng nên hạn chế trẻ tiếp xúc với màn hình, TV. Tiếp xúc quá nhiều với điện thoại và các thiết bị điện tử khác để bảo vệ mắt của trẻ.
Lưu ý, trẻ dưới 3 tháng tuổi hoặc trẻ đã từng bị đau mắt đỏ cần được đưa đến bệnh viện để kiểm tra ngay khi có nghi ngờ. Trong quá trình chăm sóc tại nhà, bố mẹ cần theo dõi kỹ các biểu hiện của trẻ. Cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi bệnh không giảm hoặc xuất hiện bất thường.
Những Thực Phẩm Trẻ Nên Và Không Nên Ăn Khi Bị Đau Mắt Đỏ
Trẻ bị đau mắt đỏ nên được thực hiện chế độ ăn uống đủ chất. Đảm bảo cung cấp cho cơ thể đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết. Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như vitamin A, kẽm, vitamin C, và axit béo omega-3. Để giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ giảm viêm. Một số thực phẩm có lợi cho mắt bao gồm sữa tươi, bơ, bí ngô, cà rốt, đu đủ, cà chua, xoài, rau xanh, và các loại cá béo.
Trẻ bị đau mắt đỏ nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm như thức ăn nhanh, đồ cay nóng, nhiều gia vị, đồ chế biến sẵn. Vì chúng có thể làm mất nước cơ thể và gây khô mắt. Rau muống cũng nên được hạn chế. Nó gây kích thích mắt và kéo dài thời gian hồi phục. Bánh kẹo, nước ngọt, thức uống có ga và cà phê cũng nên tránh uống. Chúng có thể làm mắt chảy nhiều và khó chịu. Ngoài ra, trong thời gian bị đau mắt đỏ, nên hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu phộng và hải sản.
Hướng Dẫn Phòng Bệnh Và Chăm Sóc Trẻ Bị Đau Mắt Đỏ
Chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ – Hiện tại, không có vacxin phòng ngừa cho bệnh đau mắt đỏ. Tuy nhiên, để phòng ngừa bệnh cho trẻ, bố mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Tạo môi trường sống sạch sẽ và lành mạnh: Bố mẹ nên giữ gọn gàng, vệ sinh và khử trùng định kỳ không gian sống, khu vực chơi và phòng ngủ của trẻ. Hãy thay và giặt các vỏ gối, ga giường và chăn màn thường xuyên.
- Chăm sóc vệ sinh cá nhân: Hãy tắm gội và vệ sinh cơ thể của trẻ hàng ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh. Bố mẹ nên dạy trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và dung dịch khử khuẩn. Đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và hạn chế trẻ đưa tay lên mắt.
- Hạn chế tiếp xúc: Trẻ nên đeo khẩu trang và tránh tiếp xúc với những khu vực đông người, đặc biệt là trong những vùng có dịch. Đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu. Bố mẹ cần tránh cho trẻ tiếp xúc với những người có triệu chứng hoặc nghi ngờ mắc bệnh đau mắt đỏ.
Lời Kết
Trên đây là những thông tin quan trọng về cách phòng và chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ. Việc bảo vệ đôi mắt của chúng ta là vô cùng quan trọng. Đừng ngần ngại tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu gặp phải những triệu chứng đau mắt đỏ kéo dài hoặc nghiêm trọng. Hãy luôn nhớ rằng đôi mắt là tài sản quý giá. Chúng ta nên chăm sóc và bảo vệ nó sao cho an toàn nhất!