Bố mẹ nào cũng xót khi con bị bạn đánh. Nhưng bố mẹ nên hành xử như thế nào khi trẻ bị bắt nạt? Cách dạy con ứng xử khi bị bạn đánh nào tốt nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm ra phương án trong tình huống trên qua bài viết dưới đây nhé.
Trẻ Đánh Nhau Là Bình Thường Hay Bất Thường?
Người lớn thường gắn mác cho trẻ hay đánh người khác là cọc tính, hung dữ. Một vài người “ác miệng” sẽ còn bảo bé tính giống bố hoặc mẹ nên có xu hướng bạo lực. Trong cả hai trường hợp này chúng ta đều đang có cái nhìn phiến diện. Tất cả các trẻ em trên thế giới này từ khi sinh ra đều là những tờ giấy trắng, thế nên con sẽ không biết đánh người khác là gì.

Sở dĩ bé có hành động đánh người là ảnh hưởng từ môi trường sống xung quanh. Có thể là bé từng chứng kiến hàng xóm, cô bác trong họ hàng xung đột, xích mích. Ngoài ra khả năng bé xem phim bạo lực cũng tác động đến hành vi của con. Do đó bạn cần hiểu trẻ con đánh nhau là chuyện bình thường. Tuy nhiên, hành vi đánh nhau không phải là hành động tốt. Là người lớn chúng ta nên có sự can thiệp từ sớm để giáo dục con cách cư xử văn minh, lịch sự.
Có Nên Dạy Trẻ Đánh Lại Bạn?
Việc giáo dục con trở thành người điềm tĩnh, ứng xử hoà nhã và văn minh là đúng. Nhưng khi con bị bạn đánh thì bố mẹ có nên dạy con đánh lại bạn không? Hành vi đáp trả bạo lực bằng bạo lực có là hành động tự vệ? Người lớn chúng ta có vài lúc sẽ không kiềm được sự tức giận khi người khác tác động vật lý lên cơ thể mình. Cảm giác đau nhói và thua cuộc trong “trận chiến” làm ta có xu hướng phản xạ bằng cách tương tự mà đối phương gây ra.

Tuy nhiên, khi người khác đánh bạn một cái, bạn đánh ngược lại một cái, việc đó chỉ giải quyết được cảm xúc tức giận nhất thời. Còn mâu thuẫn giữa hai bạn thì vẫn còn ở đó. Chưa kể khi bạn quyết định tung cước là bạn đang giống hệt đối phương – người bạn đang thấy bất bình. Tóm lại, bạn không nên dạy trẻ đánh lại bạn khi bị bạn cùng lớp hay bất cứ ai đánh nhé.
Có Nên Dạy Trẻ Không Đánh Bạn Và Đi Mách Cô Giáo?
Thế nhưng, nếu bạn bảo bé tuyệt đối không đánh bạn có nghĩa là bé phải đứng im hứng chịu những đòn đánh vô cớ kia hay sao? Hoặc một vài bố mẹ dạy bé phải chạy khỏi nơi đó và mách cô giáo hoặc bất kỳ người lớn nào. Nghe sơ qua phương pháp này cũng có lý nhưng thật ra lại có tác dụng ngược.
Sẽ có hai tình huống xảy ra khi bé không đánh bạn và mách cô giáo:
- Một là: bé phải chịu tổn thương về thể xác. Dù ít hay nhiều, con bị bạn đánh sẽ gây sưng tấy, trầy xước nhẹ thậm chí là nặng hơn, ví dụ chảy máu, gãy xương. Những tổn thương thể xác này khiến con nhớ mãi và sẽ là nỗi ám ảnh cho đến khi trưởng thành.
- Hai là: bé bỏ chạy và mách người lớn. Cách ứng xử này không có gì là sai nhưng lại hình thành tính cách nhút nhát ở bé. Con trẻ sẽ có xu hướng chạy trốn khi gặp khó khăn, nguy hiểm. Bé không thể tự giải quyết rắc rối của mình mà sẽ luôn tìm người hỗ trợ. Bố mẹ nào cũng muốn con tự lập trước mọi sóng gió cuộc đời đúng không nào. Vậy thì bạn đừng dạy con đứng chịu trận đánh hay bỏ chạy mách người lớn.

Phương Pháp Dạy Trẻ Ứng Xử Khi Bị Bạn Đánh
Có một phương án tốt hơn cho bố mẹ dạy con bị bạn đánh thì nên làm gì. Đó là công thức Tell – Show – Try – Do. Cách thực hiện khá đơn giản, bố mẹ hãy thực hiện lần lượt các bước như sau:
- Bước 1 – Tell: bố mẹ hãy giải thích rằng bất kỳ ai đều không có quyền làm đau người khác. Và bạn đừng quên nói với bé: không ai có quyền làm đau con. Đối với các bé nhỏ bạn hãy nói hành động đánh người khác hay để người khác đánh là hành vi xấu. Các bé ngoan sẽ không bao giờ làm như vậy. Đối với các bé trưởng thành bạn hãy cho con biết luật pháp bảo vệ nhân quyền. Không có ai có thể làm tổn thương thể xác của con.
- Bước 2 – Show: như chúng tôi phân tích ở trên, bạn không nên dạy bé đánh lại bạn hay không đánh mà đi mách người lớn. Bạn hãy dạy con biết cách tự vệ khi bị đánh. Tự vệ ở đây không phải là tát, đấm, thụi mà là hành động đỡ đòn đánh từ đối phương. Hãy dạy bé các tư thế ngăn không cho người khác tiếp tục tác động vật lý lên mình. Bố mẹ hãy làm mẫu là người đỡ đòn trước, bé ra tay đánh. Hãy lặp lại nhiều lần để bé học được thao tác.
- Bước 3 – Try: bố mẹ và con sẽ đổi vai cho nhau. Bố mẹ vào vai người đánh, con là vai người bị đánh. Bé sẽ học cách giữ tay, chân bố mẹ để con học được kỹ năng đỡ đòn và đẩy đối phương ra xa.
- Bước 4 – Do: khuyến khích con áp dụng các bước vừa học vào thực tế. Chắc chắn trong những lần đầu bé sẽ chưa thành thục thao tác. Bố mẹ hãy quan sát và hỗ trợ tập luyện cùng con để bé thực hiện tốt hơn nếu có lần sau.

Tell – Show – Try – Do không chỉ có tác dụng khi con bị bạn đánh mà có hiệu quả trong mọi tình huống trong đời sống. Bằng phương pháp này con vừa tự bảo vệ bản thân, vừa hình thành tính cách mạnh mẽ một cách văn minh nhất.
Bố Mẹ Cần Lưu Ý Gì Khi Dạy Con Bị Bạn Đánh
Ngoài việc áp dụng phương pháp dạy trẻ khi bị bạn đánh, bố mẹ phải là tấm gương và tạo môi trường sống lành mạnh cho con. Trẻ em nào cũng bị ảnh hưởng bởi những gì xảy ra xung quanh chúng. Là người lớn, bạn hãy làm tốt những gì đã dạy trẻ để bé nể phục và nghe lời làm theo. Tránh các trường hợp bố mẹ dạy một đằng, hành xử một nẻo khiến bé hoang mang và mất niềm tin vào các bài học từ gia đình.
Ngoài ra, bạn hãy chú ý môi trường sống và cách sinh hoạt cho con. Không để bé xem các cảnh phim bạo lực từ nhỏ. Không la mắng, đánh trẻ khi bé vòi đồ chơi hoặc đồ ăn vặt khi đi siêu thị. Dạy con là cả một quá trình dài, dù bố mẹ cũng là lần đầu làm bố mẹ, không tránh khỏi sai sót. Nhưng chúng ta hãy cố gắng hết sức để bé có tuổi thơ đáng nhớ và trưởng thành trong tình thương nhé.
Lời Kết
Trên đây là gợi ý của chúng tôi cho bạn dạy con bị bạn đánh như thế nào hợp lý nhất. Hãy chia sẻ bài viết đến cộng đồng ông bố bà mẹ bỉm sữa để mọi người thảo luận cùng nhau. Nếu bạn có kinh nghiệm về lĩnh vực nuôi dạy con cái hãy góp ý nội dung hữu ích cho chúng tôi và bạn đọc tham khảo trong phần bình luận bên dưới nhé. Chúc bạn trở thành các ông bố, bà mẹ tuyệt vời nhất trong lòng bản thân và trong mắt con cái.