Gói bánh chưng là hoạt động ý nghĩa vào ngày Tết mà mọi gia đình Việt đều yêu thích. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn làm bánh chưng với con để gia đình bạn chuẩn bị một cái Tết thật đáng nhớ. Làm bánh chưng vừa để trưng bàn thờ để mong cầu một năm suôn sẻ vừa để tặng người thân món quà năm mới.
Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Bánh Chưng
Bánh Chưng là một món bánh Tết quen thuộc của người Việt nói chung và người miền Bắc nói riêng. Miền nam mọi người thường làm bánh Tét. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ các thông tin về bánh chưng nhé
Nguồn Gốc
Bánh chưng được ghi nhận có từ đời vua Hùng thứ 6. Nhân ngày giỗ, nhà vua đã triệu tập các con và truyền chỉ: ai tìm được món lễ vật dâng lên tổ tiên hợp ý vua thì sẽ được truyền ngôi vị. Các hoàng tử người lên rừng, người xuống biển tìm của lạ vật báu để làm vua vui. Chỉ có Lang Liêu – người con trai thứ 18 do hoàn cảnh khó khăn mà tận dụng những nông sản quen thuộc. Lang Liêu gói gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và lá dong rồi dâng chiếc bánh hình vuông lên nhà vua. Vua cha rất hài lòng và được truyền ngôi. Cũng từ đó chiếc bánh ấy được gọi là bánh chưng và trở thành món không thể thiếu trong mâm cơm cúng tổ tiên. Đây cũng là một cách để con cháu đời sau nhớ về công ơn của ông cha xưa.

Ý Nghĩa
- Tượng trưng cho đất và trời: gạo nếp là hạt ngọc trời, hình vuông của bánh tượng trưng cho đất. Hai thứ này cũng được người Việt xưa tôn thờ. Đất Trời bao bọc, che chở và nuôi dưỡng con dân Việt từ thế hệ này đến thế hệ sau.
- Thể hiện tình yêu thương: mỗi chiếc bánh chưng được gói ghém cẩn thận, tỉ mỉ bởi bàn tay khéo léo của bà, của ông, của bố, của mẹ. Không chỉ là một chiếc bánh mà bánh chưng còn gói gọn tình yêu đến các thành viên trong gia đình.
- Thể hiện mong muốn sự thịnh vượng: nguyên liệu làm bánh chưng bao gồm đậu xanh, gạo, lá dong, thịt. Tất cả chúng đều hội tụ yếu tố đủ đầy, sung túc, ấm no. Gói bánh chưng là một cách thể hiện ước mong một năm suôn sẻ, tấn tài tấn lộc, bình an của mỗi gia đình.
Vì Sao Bố Mẹ Nên Làm Bánh Chưng Cùng Con?
Tuy làm bánh chưng có nhiều ý nghĩa thiêng liêng, nhưng khi bạn hướng dẫn làm bánh chưng cùng con thì hoạt động ấy càng vui hơn. Cụ thể những lý do cả nhà nên cùng nhau làm bánh chưng:
Dạy Con Biết Ơn Nguồn Cội
Hướng dẫn làm bánh chưng cho con là cơ hội vàng để dạy con giá trị uống nước nhớ nguồn. Những nguyên liệu làm bánh chưng mà con trẻ có được ngày nay là nhờ sự hy sinh của đời trước, công dưỡng dục của cha mẹ và ông bà mà thành. Bánh chưng còn là tinh hoa ẩm thực, là trí tuệ của người Việt và chứa nhiều văn hoá tín ngưỡng tâm linh của thế hệ xưa. Trẻ cần hiểu để gìn giữ những nét riêng đặc trưng này và tỏ lòng biết ơn trong từng chiếc bánh. Bạn đừng quên kể lại sự tích bánh chưng cho bé nghe để con thấy nét đẹp ngàn đời trong lịch sử hào hùng của dân tộc nhé.

Dạy Con Tình Yêu Thương, Giúp Đỡ Người Khác
Thao tác gói bánh chưng đòi hỏi người làm bánh phải thật tỉ mỉ, cẩn trọng. Chỉ khi đặt tình cảm, sự quan tâm và lòng mong ước bình an đến người thân, bạn bè thì bạn mới làm được chiếc bánh chưng vuông vức, đẹp mắt. Mặt khác các nguyên liệu được bọc trong lá dong thể hiện sự quan tâm người khác. Lá lành đùm lá rách, là rách đùm lá nát là giá trị mà bố mẹ có thể dạy con trẻ qua hoạt động gói bánh trong năm mới.
Dạy Con Về Sự Ấm No, Sung Túc
Có một câu nói vui của người Việt là Tết bánh chưng là thịt là mừng. Ý nghĩa là bánh chưng thể hiện sự sung túc cho năm mới gặp nhiều may mắn và hạnh phúc. Các nguyên liệu làm bánh là sản phẩm của quá trình trồng trọt, chăn nuôi. Khi đất trời thuận lợi thì nếp, đỗ và lá dong sẽ xanh tươi, thịt heo cũng được nuôi dưỡng để có vị ngọt, chắc thịt hơn. Bố mẹ hướng dẫn làm bánh chưng cho bé là dạy con hiểu về giá trị cổ truyền tốt đẹp mà ông bà để lại. Một chiếc bánh chứa bao nhiêu ý nghĩa sẽ giúp cái tết của gia đình trọn vẹn và đáng nhớ hơn.

Cách Làm Bánh Chưng Truyền Thống Bố Mẹ Nên Biết
Để làm bánh chưng bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết sau
- 1kg nếp dẻo ngon
- 500g đỗ xanh
- 500g thịt ba rọi
- Muối, tiêu
- Lá dong (bạn có thể thay bằng lá chuối nếu không mua được lá dong nhé)
- Dây lạt
- Khuôn làm bánh chưng
- Nồi lớn (để luộc bánh)
Sau khi có đầy đủ các nguyên liệu làm bánh, bạn hãy thực hiện lần lượt 4 bước sau:
Bước 1: sơ chế nguyên liệu
- Vo sạch nếp và ngâm từ 6 đến 10 tiếng.
- Vo sạch đỗ xanh cho đến khi nước trong rồi ngâm 4 tiếng.
- Lặt gân lá dong rồi dùng khăn mềm lau sạch bụi bẩn. Sau đó trụng lá qua nước sôi rồi lau lại lần 2.
- Ngâm dây lạt trong nước 2 tiếng.
- Rửa sạch thịt lợn với nước muối loãng, bạn có thể trụng thịt qua nước sôi. Sau đó bạn thái thịt lợn thành miếng vừa ăn. Cho thịt vào tô lớn ướp ½ thìa cà phê muối, tiêu gia giảm theo khẩu vị mỗi nhà.

Bước 2: Gói bánh
- Cho nếp và đỗ xanh đã ngâm ra rổ cho thật ráo nước.
- Xóc nếp với 1 thìa cà phê muối, xóc đỗ xanh với ½ thìa cà phê muối.
- Xếp lá dong để gói bánh sao cho lượng nếp gấp đôi lượng đỗ xanh, lượng đỗ bằng lượng thịt lợn.
Bước 3: Luộc bánh
- Lót dưới đáy nồi bằng lá dong thừa.
- Cho bánh chưng đã gói vào nồi rồi đổ ngập bánh.
- Luộc bánh ít nhất 10 tiếng. Trong quá trình luộc bạn hãy châm thêm nước, đảm bảo nước luôn ngập bánh.
- Sau 10 tiếng vớt bánh ra rổ rồi để ráo.
- Đặt bánh lên một mặt phẳng, dùng một vật nặng bất kỳ để ép bánh trong vòng 3 tiếng.
Bước 4: Thưởng thức
Lời Kết
Trên đây là các bước hướng dẫn làm bánh chưng cùng con mà bố mẹ nhất định phải thử. Những ngày chuẩn bị Tết là lúc gia đình sum họp, quây quần bên nồi bánh chưng nóng hổi. Đây sẽ là kỷ niệm hạnh phúc của cả bố mẹ và con nên dù bận bịu đến đâu gia đình mình cũng hãy sắp xếp thời gian để tạo ký ức đẹp cho nhau nhé. Đừng quên chia sẻ bài viết hướng dẫn làm bánh chưng này để mọi người cùng tham khảo. Nếu bạn có góp ý gì hãy bình luận bên dưới để bạn đọc thảo luận nhé.