Hiện nay, khoai sâm đất đang rộ lên là loại thực phẩm mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Vậy khoai sâm đất có tác dụng gì? Khoai sâm đất có tốt như lời đồn không? Trong bài chia sẻ dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp nhé!
1. Khoai sâm đất là gì? Khoai sâm đất có tác dụng gì?
Khoai sâm đất là gì? Khoai sâm đất hay còn có tên gọi khác là củ sâm là loại cây có thân mềm, vỏ nhẵn có nguồn gốc từ Tân Cương – Trung Quốc. Ở nước ta, khoai sâm đất xuất hiện ở vùng núi, nơi có khí hậu lạnh như Lào Cai, Yên Bái,…Loại cây này có chiều cao khoảng 50-80cm, hoa nhỏ màu tím, thường cho hoa vào tháng 6 – 9 và củ vào tháng 11- 12 hàng năm.
Khoai sâm đất có vị ngọt thanh, mát, nhiều nước. Trong loại củ này có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như: sắt, protein, canxi, đạm, axit béo, vitamin A, C,… Đây đều là các chất dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe. Mang đến một món ăn ngon và thanh đạm trong cuộc sống hiện nay.

2. Khoai sâm đất có tác dụng gì?
Vậy khoai sâm đất có tác dụng gì? Câu hỏi khiến cho nhiều người băn khoăn khi lựa chọn loại củ này. Theo các chuyên gia, khoai sâm đất đang được đánh giá cao nhờ các tác dụng nổi bật sau:
Thanh nhiệt và giải độc gan
Công dụng đầu tiên khi nhắc đến khoai sâm đất đó là thanh nhiệt, giải độc gan cực tốt. Trong khoai sâm đất chứa các loại vitamin A, C, chất khoáng,…giúp thanh mát và giải độc cơ thể tốt. Người dùng có thể sử dụng lá của sâm đất nấu lên làm canh hoặc củ nấu với xương, ăn hàng ngày.
Khoai sâm đất có tác dụng gì? – Đảm bảo nồng độ cholesterol
Đặc biệt, trong củ sâm đất có chứa thành phần giúp kiểm soát cholesterol. Sử dụng loại củ này sẽ làm giảm lượng chất béo trung tính, hạ cholesterol trong cơ thể xuống mức thấp nhất. Bên cạnh đó, fructooligosaccharides có trong sâm đất còn giảm lượng lipid trong cơ thể và ngăn ngừa sự tích tụ cholesterol xấu. Giảm các tình trạng bệnh tim mạch tốt nhất.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Khoai sâm đất có tác dụng gì? – Trong củ khoai sâm đất chứa fructooligosaccharide, chất kích thích sự phát triển của lợi khuẩn, chống vi khuẩn có hại và bảo vệ tiêu hóa. Từ đó, giúp hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất. Đặc biệt, hàm lượng chất xơ hòa tan trong củ sâm còn có tác dụng phòng bệnh về tiêu hóa như đau bụng, táo bón và viêm loét dạ dày.
Ổn định huyết áp trong cơ thể
Ổn định huyết áp là một trong những câu trả lời về công dụng của loại củ này. Trong khoai sâm đất có kali giúp cân bằng chất lỏng ở các mô và cân bằng natri ở các tế bào trong cơ thể. Hơn nữa, khoai sâm đất hạn chế được nguy cơ xơ vữa động mạch dẫn đến đau tim, đột quỵ.

Khoai sâm đất có tác dụng gì? – Phòng ngừa ung thư
Trong củ sâm đất có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa, điển hình là pectin. Đây là các thành phần giúp ức chế các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, vitamin trong củ sâm đất cũng góp phần chống oxy hóa, giúp kháng khuẩn và chống viêm tốt cho cơ thể.
Giúp cơ xương chắc và khỏe
Khoai sâm đất có tác dụng gì? – Khoai sâm đất có chứa các thành phần fructooligosaccharides làm tăng khả năng hấp thụ canxi trong cơ thể. Cung cấp các chất khoáng cho cơ thể như magie,canxi, photpho…giúp xương chắc khỏe. Việc ăn củ khoai sâm đất thường xuyên cũng sẽ ngăn tình trạng loãng xương tốt nhất.
Khoai sâm đất có tác dụng gì? – Hỗ trợ giảm cân
Ngoài các công dụng trên, khoai sâm đất còn được xem là phương pháp làm đẹp dành cho các chị, em. Trong củ sâm đất có ít tinh bột, khi ăn củ này bạn sẽ có cảm giác no lâu. Từ đó, giúp tiêu thụ thức ăn ít đi, đẩy nhanh quá trình bài tiết trong cơ thể nên hỗ trợ giảm cân, duy trì vóc dáng đẹp cho các cô nàng.
Bên cạnh đó, khoai sâm đất còn có công dụng tốt cho làn da của các cô nàng. Sử dụng sâm đất làm mặt nạ đắp mặt, vừa giúp tái tạo làn da vừa mang đến một làn da căng mịn, sáng bóng.
Những đối tượng không nên ăn nhiều khoai sâm đất:
+ Người thường xuyên bị đầy bụng, căng tức bụng hoặc tiêu chảy: Vì củ sâm đất có chức năng nhuận tràng, sẽ phản tác dụng với những đối tượng này vì chúng sẽ khiến tình trạng căng tức bụng hoặc tiêu chảy trở nên tệ hơn.
+ Phụ nữ mang thai: Thai phụ với 3 tháng đầu thai kỳ không nên hấp thụ loại thực phẩm này vì thành phần dinh dưỡng không phù hợp với thai nhi trong tam cá nguyệt đầu tiên.
+ Người bị đang điều trị rối loạn chức năng thận, bệnh gout
+ Người bị đang điều trị rối loạn chức năng thận, bệnh gout: củ sâm đất khi được tiêu thụ bởi nhóm đối tượng này sẽ làm mất đi tác dụng của loại thuốc đang điều trị và còn khiến bệnh trạng nặng hơn.
3. Cách chế biến củ sâm đất
Khoai sâm đất có tác dụng gì? – Với những công dụng tuyệt vời của khoai sâm đất, loại củ này nhanh chóng trở thành một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Nguyên liệu này có hương vị thơm ngon và không kém phần bổ dưỡng, chị em nội trợ có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

Dưới đây là một số cách chế biến củ sâm đất phổ biến nhất, bạn có thể tham khảo:
Canh xương khoai sâm đất
Khoai sâm đất có thể sử dụng thay khoai lang, khoai tây để nấu canh. Món canh xương khoai sâm đất với sườn có vị ngọt, bùi, kèm với chút đắng nhẹ của sâm đất sẽ làm cho món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Để làm được món canh xương khoai sâm đất, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
+ Nguyên liệu:
- Sâm đất
- Xương lợn hoặc sườn non
- Cà rốt
- Hành củ, tỏi băm, gừng, hành lá
- Bột ngọt, muối, đường, tiêu,…
+ Cách chế biến:
Bước 1: Rửa sạch xương và ướp với gia vị như hạt nêm, gừng, tiêu,…để ngấm ra vị trong khoảng 5-10 phút.
Bước 2: Sâm đất rửa, gọt vỏ sau đó cắt thành từng khúc. Ngâm khoai sâm đất trong muối loãng khoảng 10 – 15 phút. Cà rốt cắt thành khoanh hoặc tỉa hoa cho đẹp, sau đó cắt thành từng khoanh.
Bước 3: Cho chảo lên nồi, phi thơm hành, tỏi. Khi các nguyên liệu ngả vàng thì cho sườn non vào xào cho thịt săn lại.
Bước 4: Cuối cùng, đổ nước vào đun sôi và cho khoai sâm đất, cà rốt vào đậy vung lại. Chờ khoảng 10 – 15 phút cho xương và khoai nhừ thì cho hành tươi vào.
Khoai sâm đất xào thịt bò
Khoai sâm đất ăn như thế nào? Là một loại củ có vị ngọt và mát, khoai sâm đất có nhiều cách chế biến khác nhau và khoai sâm đất xào thịt bò là một trong những món ăn, bạn có thể chọn cho thực đơn hàng ngày. Thực hiện ngay món ăn với các bước đơn giản sau:
+ Nguyên liệu:
- Thịt bò
- Sâm đất
- Rau thơm, hành, tỏi, ớt
- Đường, mắm, muối, mì chính,..
+ Cách chế biến:
Bước 1: Sâm đất rửa sạch, cắt khúc hoặc thái lát để ngâm vào nước muối pha loãng khoảng 15 – 20 phút thì vớt ra cho ráo nước.
Bước 2: Thịt bò thái lát mỏng và ướp với tỏi, nước mắm, tiêu, dầu hào,…ướp gia vị tròng vòng 10 phút.
Bước 3: Cho chảo lên bếp, phi thơm hành, tỏi và cho thịt bò vào xào cho thịt săn chắc lại thì vớt ra đĩa.
Bước 4: Cuối cùng thì cho sâm đất vào xào với thịt bò, khi khoai sâm tái thì cho thịt bò vào đảo đều. Sau đó, cho hành và rau thơm cắt khúc vào đĩa là có thể thưởng thức.
Nộm khoai sâm đất
Nộm khoai sâm đất là một trong những món ăn dễ làm và dễ ăn. Củ sâm đất có vị thanh mát, ngọt dịu thanh nhiệt tốt. Công thức chế biến món nộm củ sâm đất cũng đơn giản và không tốn nhiều thời gian. Cụ thể như sau:
+ Nguyên liệu:
- Củ sâm đất
- Thịt gà xé
- Cà rốt
- Ớt cay, tỏi xay nhiễn
- Lạc rang, rau thơm
- Gia vị: Đường, muối, hạt nêm…
+ Cách chế biến:
Bước 1: Đầu tiên, rửa sạch sâm đất và thái thành từng sợi mỏng ngâm vào nước muối loãng tầm 15 – 30 phút. Sau đó, vớt sâm đất cho ráo nước.
Bước 2: Tiếp đến, sơ chế các nguyên liệu như thịt gà xé, cà sốt rửa sạch và thái từng sợi mỏng. Trong khi đó, rau thơm cắt khúc nhỏ còn lạc rang và giã nhỏ.
Bước 3: Tiến hành pha nước chấm với tỷ lệ như: 2 muỗng đường, 4 muỗng nước sôi, 2 muỗng nước cốt chanh, 1 muỗng tỏi, 3 muỗng nước mắm và khuấy đều.
Bước 4:Cuối cùng, trộn nước chấm cùng với các nguyên liệu để trộn với nhau mang đến món nộm sâm đất ngon và hấp dẫn.
4. Khoai sâm đất ăn sống được không?
Ngoài những cách chế biến khoai sâm đất trên thì khoai sâm đất còn được nhiều người lựa chọn để ăn sống. Tuy nhiên, không ít người băn khoăn khoai sâm đất có ăn sống được không?

Thực tế sâm đất có thể ăn sống hoặc chín đều được. Sâm đất mọng nước, ăn sống thì sẽ thấy vị ngọt mát, nước nhiều. Khi nấu canh thì dẻo thơm, ngọt cực kỳ.
Việc ăn sống khoai sâm đất không chỉ giúp thanh mát, giải độc cơ thể mà còn giúp giảm cân và mang đến một làn da đẹp cho các cô nàng. Mặc dù vậy, bạn không nên lạm dụng và ăn quá nhiều. Bởi không riêng gì khoai sâm đất mà bất kỳ loại củ nào khi ăn với số lượng lớn sẽ gây ra tác dụng phụ.
Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên, bạn đã biết khoai sâm đất có tác dụng gì rồi phải không. Hy vọng qua những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ trên, bạn sẽ biết cách chế biến khoai sâm đất phù hợp, mang đến một món ăn ngon và bổ dưỡng cho các thành viên trong gia đình nhé!