Cây sả được biết đến là gia vị quen thuộc với hầu hết các gia đình Việt Nam, giúp cho món ăn thêm đậm đà hơn. Đồng thời, nó còn được biết đến với những công dụng tuyệt vời dành cho sức khỏe.

Tuy nhiên, ít ai biết việc sử dụng cây sả của mức sẽ gây ra những phản ứng phụ. Vậy tác hại của cây sả là gì? Cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua bài chia sẻ dưới đây nhé!

Tác hại của cây sả khi sử dụng quá mức

Không chỉ được biết đến là một gia vị quen thuộc trong các món ăn, sả còn được đánh giá cao đối với sức khỏe. Với các công dụng kháng khuẩn, giải độc, giảm sốt…….mang đến một sức đề kháng tốt cho mọi người. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên lạm dụng cây sả quá mức.

Theo các chuyên gia, việc sử dụng cây sả quá nhiều có thể gây ra các tác hại sau:

1.1. Gây nóng trong

Nóng trong người là biểu hiện rõ nhất khi sử dụng cây sả quá mức, trong sả có chứa nhiều tinh dầu và thành phần methyl eugenol. Gây nên tình trạng nóng trong, làm cho cơ thể cảm thấy cực kỳ khó chịu.

Vậy nên, trước khi quyết định sử dụng một lượng lớn sả đưa vào cơ thể thì bạn nên hỏi ý kiến của các chuyên gia để bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất.

1.2. Dị ứng

Trong sả có chứa nhiều chất tinh dầu, giúp kháng khuẩn và chống viêm cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng quá liều lượng cây sả sẽ phản tác dụng ngược lại gây nên tình trạng mụn nhọt, mẩn ngứa, thậm chí là dị ứng. Khiến cho cơ thể cảm thấy khó chịu và mệt mỏi nên cần phải cân nhắc kỹ trước khi sử dụng loại cây này.

Tác hại của cây sả khi sử dụng quá mức

1.3. Khó tiêu, táo bón

Theo các chuyên gia, tinh dầu sả có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, chậm tiêu hay đầy bụng. Tuy nhiên, việc sử dụng với lượng lớn sẽ gây tác dụng phụ kích ứng đến thành dạ dày, nóng trong và co thắt ruột khiến cho việc tiêu hóa kém. Dẫn đến tình trạng táo bón, khó tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng.

1.4. Phụ nữ mang thai không nên ăn sả

Cũng theo các chuyên gia dinh dưỡng, sả không chỉ tạo ra mùi thơm cho món ăn mà còn tốt cho phụ nữ mang thai ở thời kỳ đầu. Thúc đẩy hệ tiêu hóa, kiểm soát mức cholesterol và giải độc tốt. Mặc dù vậy, việc sử dụng sả quá nhiều thì lại phản tác dụng kích hoạt dòng chảy kinh nghiệm, dẫn đến sảy thai. 

Đồng thời, bạn cũng nên tránh sử dụng khi cho con bú, nó có thể gây phản ứng cho con. Bên cạnh đó, mẹ bầu mắc tiểu đường không nên uống loại nước này có thể khiến lượng đường trong máu giảm đột ngột, khiến cho các mẹ bầu mệt mỏi, hoa mắt hay chóng mặt.

Uống nước sả có nóng không?

Cây sả được biết đến là loại cây có nguồn gốc từ Ấn Độ được sử dụng trong việc chế biến các món ăn hay dùng để làm nước uống. Đặc biệt, cây sả được dùng để ép tinh dầu, dùng làm nước gội đầu cho các chị em. Hơn thế, cây sả còn mang đến nhiều công dụng với cơ thể như ngăn ngừa ung thư, thúc đẩy tốt hệ tiêu hóa, giảm huyết áp. Giúp các chị, em có thể giảm cân và giảm nồng độ cholesterol trong máu.

Vậy uống nước sả có nóng không? đang là câu hỏi khiến không ít người băn khoăn khi lựa chọn loại thức uống này. Theo các chuyên gia, việc sử dụng nước sả hàng ngày cực kỳ tốt cho cơ thể nhưng nó chỉ phát huy công dụng khi sử dụng đúng liều lượng. 

Uống nước sả có nóng không?

Ngược lại, việc sử dụng loại cây xả quá mức gây nên tình trạng nóng trong người, ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày. Trong trường hợp, bạn vẫn muốn sử dụng thức uống này thì nên kết hợp với chanh, quất để điều hòa tính nóng trong sả.

Uống nước sả có tác dụng phụ không?

Việc sử dụng nước sả đúng liều lượng mang đến hiệu quả và an toàn cho bạn trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng thức uống quá lớn sẽ ảnh hưởng đến cơ thể, gây ra các tác dụng phụ. Vậy uống nước sả có tác dụng phụ không? Khi sử dụng nước sả với liều lượng lớn thì sẽ gây ra các phản ứng sau:

+ Thứ nhất: Kích ứng da, khó chịu trong cơ địa là phản ứng phụ của những người có làn da khá nhạy cảm khi sử dụng sả. Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các thành viên.

+ Thứ hai: Tác dụng phụ của việc sử dụng nước sả còn đến từ tình trạng nóng trong, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Khiến cho cơ thể cảm thấy khó chịu và mệt mỏi.

+ Thứ ba: Đặc biệt, dịch chiết từ sả còn ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi đẩy nhanh quá trình hủy tế bào. Đồng thời, cản trở sự sự tăng trưởng của thai nhi trong cơ thể. Bên cạnh đó, hợp chất myrcene trong sả gây bất thường về xương ở thai nhi.

Uống nước sả có tác dụng phụ không?

Ngoài ra, việc sử dụng cây sả quá mức còn gây ra nhiều phản ứng phụ khác. Nên khi sử dụng sả thì bạn cần phải tham khảo ý kiến từ các chuyên gia và chú ý để xa tinh dầu sả khỏi tầm tay của trẻ.

Một số lưu ý khi dùng sả tốt cho sức khỏe

Với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, cây sả đang được nhiều người lựa chọn để chế biến món ăn hay thức uống. Để hạn chế những tác dụng phụ từ sả gây nên, bạn cần phải chú đến các tiêu chí sau khi sử dụng sả:

+ Để tránh phản ứng phụ, bạn nên uống nước sả khoảng 2 lần/ 1 tuần

+ Khi cơ thể kích thước, không nên uống nước sả quá nhiều

+ Người dùng cần rửa sả thật sạch trước khi sử dụng

+ Tuyệt đối không cho các bé dưới 12 tháng tuổi sử dụng sả

+ Kết hợp sả tươi để chế biến các món ăn

+ Kết hợp sả và chanh để làm thức uống và món ăn hàng ngày

Xem thêm: 

Uống nước sả gừng mỗi ngày có tốt không? Uống sao cho hợp lí

Uống nước sả gừng có tác dụng gì? 8 lợi ích tuyệt vời

Tiết lộ sự thật gây sốc về tác hại của gừng ngâm mật ong

(Giải đáp) Uống gừng mật ong vào lúc nào tốt nhất? Những điều cần lưu ý

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên, bạn đã biết được những tác hại của cây sả khi sử dụng quá mức rồi phải không. Hãy tham khảo thật kỹ bài viết để có thêm kiến thức hữu ích về cây sả, sử dụng loại nguyên liệu này một cách hợp lý mang đến một công dụng tuyệt vời dành cho sức khỏe nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *