Gừng được biết đến là một thực phẩm tốt cho sức khỏe, nó có vị cay, tính ấm và có tính hàn tốt, tạo cảm giác cân bằng và thư giãn cho cơ thể. Tác dụng của gừng đối với sức khỏe là không còn gì để bàn cãi nhưng không phải vì thế mà nó không có hại. Việc uống nước gừng quá nhiều hay không đúng cách sẽ gây ra một số phản ứng phụ, dưới đây là một số tác hại của nước gừng bạn nên biết.
1. Những tác hại của nước gừng khi dùng quá nhiều
Mặc dù, nước gừng mang đến nhiều tác dụng đối với sức khỏe nhưng việc sử dụng gừng không đúng cách sẽ gây nên những phản ứng phụ. Dưới đây là một số tác hại của gừng, bạn cần phải biết:
+ Ợ nóng và tiêu chảy
Nước gừng được biết đến với tác dụng xoa dịu dạ dày tình trạng đầy bụng, tốt cho đường tiêu hóa nhưng việc uống quá nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu hóa. Gây nên tình trạng ợ nóng, tiêu chảy, các rối loạn về dạ dày hay kích ứng ở miệng và ợ hơi.
+ Ảnh hưởng đến quá trình đông máu
Gừng có công dụng tương tự aspirin, nó có thể làm chậm quá trình đông máu và gây loãng máu. Điều này, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông máu. Bởi vậy, khi trong giai đoạn dùng thuốc thì tuyệt đối không uống nước gừng hay ăn các loại thực phẩm có gừng.
+ Làm cho gan bị hoại tử
Gừng vừa mang đến ưu điểm những cũng là hạn chế cho người sử dụng. Nước gừng có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa loét hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng gừng quá nhiều và không đúng cách sẽ khiến cho gan bị hoại tử, làm cho ăn bệnh trở nên trầm trọng hơn do gừng có vị nóng, kích thích sự bài tiết của tế bào gan.
+ Tim đập nhanh, rối loạn
Nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, nước gừng giúp ngăn ngừa bệnh và tim mạch khỏe hơn. Giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và làm giảm tỷ lệ đột quy do tim. Tuy nhiên, việc sử dụng ở liệu lượng cao sẽ làm cho tim đập nhanh. Đặc biệt, việc sử dụng gừng dưới dạng nước có gas có thể gây ra chứng rối loạn nhịp tim khi uống quá nhiều.
+ Làm cho cơ thể nóng, sốt cao hơn
Ngoài những tác hại của gừng trên thì loại củ này có tính nóng, vị cay nên sẽ làm nhiệt độ trong cơ thể tăng lên. Khi có dấu hiệu sốt cao và có nguy cơ tổn thương các mạch máu, xuất huyết thì tuyệt đối không uống nước gừng làm cho thân nhiệt trong cơ thể tăng theo.
+ Dị ứng, nổi mẩn cơ thể
Theo kết quả nghiên cứu, một trong những tác dụng phụ của gừng đó là dị ứng, nổi mẩn nhất là đối với người có làn da nhạy cảm. Nguy hiểm hơn còn gây nên tình trạng khó thở, nghẽn đường thở, sưng môi, lưỡi phát ban. Nếu gặp phải các trường hợp này, bạn tuyệt đối không sử dụng gừng nữa mà cần đến ngay bệnh viện.
+ Phản ứng với các loại thuốc gây mê
Gừng phản ứng với các tác nhân gây mê trong phẫu thuật. Điều này, dẫn đến các tác hại như chảy máu khiến vết thương lâu lành. Vì thế, người thực hiện điều trị bệnh cần phải loại bỏ gừng ra khỏi thực đơn trước khi làm phẫu thuật hoặc sau khi mổ không sử dụng các loại thức ăn có gừng.
+ Kích thích cơ thể ra nhiều mật
Một trong những tác hại của gừng không thể không nhắc đến đó là kích thích cơ thể ra nhiều túi mật. Do đó, người mắc bệnh có liên quan đến túi mật thì tuyệt đối không uống nước gừng sẽ làm cho tình trạng bệnh nặng hơn. Hoặc khiến cho các viên sỏi to hơn khó ra khỏi cơ thể.
2. Ai không nên ăn gừng và uống trà gừng thường xuyên
Gừng không chỉ được biết đến là gia vị quen thuộc trong ẩm thực của người Việt mà còn mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe. Uống một cốc nước gừng trong thời tiết lạnh sẽ làm ấm, xua tan đi giá lạnh. Nước gừng tốt như thế nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng. Vậy ai không nên uống trà gừng? Các trường hợp dưới đây, tuyệt đối không uống nước gừng.
+ Thứ nhất – Người bị sỏi thận
Người sỏi thận không nên sử dụng nước gừng, do gừng có tính cay nóng sẽ làm cho các viên sỏi thận bị kẹt, mắc trong túi thận. Uống thuốc không tiêu hoặc đẩy sỏi ra ngoài sẽ khó khăn. Vì thế, khi sỏi thận mà uống nước gừng thì cầm chắc nguy cơ phải đi mổ gắp sỏi thận.
+ Thứ hai – Người mắc bệnh về gan
Theo Đông Y thì gừng có vị cay, nóng kích thích sự bài tiết của tế bào gan. Do đó, khi mắc bệnh về gan thì tuyệt đối không uống nước gừng hay ăn đồ ăn có gừng. Kích thích các hoạt động bài tiết của tế bào gan và lâu dần sẽ gây hoại tử.
+ Thứ ba – Người bị bệnh dạ dày, tá tràng
Đối với người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày thì không nên uống nước gừng. Bởi loại củ này có vị cay, tính nóng sẽ khiến cho niêm mạc dạ dày bị bào mòn, gây nên những vết loét làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.
+ Thứ tư – Người bị trĩ, xuất huyết
Ai không nên ăn gừng? Những người hay bị xuất huyết thì không uống nước gừng. Loại củ này có tính nhiệt, phá vỡ các mạch máu bị yếu trong cơ thể. Người hay chảy máu cám hoặc cháy máu trong được các bác sĩ khuyên không nên ăn gừng, khiến cho tình trạng chảy máu khó kiểm soát. Bệnh trĩ cũng không nên ăn gừng.
+ Thứ năm – Người có tiền sử huyết áp cao, bệnh tim
Đối tượng được xét vào những trường hợp không nên uống nước gừng đó là người có tiền sử huyết áp cao, bệnh tim. Nước gừng có tác dụng đối với người huyết áp thấp còn với người huyết áp cao thì tuyệt đối không nên uống. Nước gừng có tính nóng sẽ làm cho nhiệt độ tăng cao, gây vỡ động mạch dẫn đến tình trạng tai biến.
+ Thứ sáu – Phụ nữ mang thai ở cuối chu kỳ
Gừng là một nguyên liệu được nhiều chị, em phụ nữ mang thai dùng để điều trị tình trạng ốm nghén. Thế nhưng, vào nửa cuối của thai kỳ nên hạn chế dùng gừng vì nó có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ.
Đặc biệt trong thời kỳ cho con bú cũng không nên ăn gừng vì nó có thể được bài tiết vào sữa mẹ gây ra chứng mất ngủ ở trẻ em.
+ Thứ bảy – Người phản ứng với thuốc
Ngoài các trường hợp trên, người có tiền xử với thuốc thì không nên uống nước gừng. Đặc biệt là với các trường hợp đang sử dụng thuốc giảm huyết áp, thuốc kích hoạt động của cơ tim và chống loạn nhịp tim sẽ gây ra phản ứng phụ. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng gừng song song với thuốc.
+ Thứ tám – Người bị say nắng: Gừng tính nóng nên thích hợp dùng cho người cảm mạo, phong hàn, vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa… Chống chỉ định dùng gừng cho người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt.
Trong trường hợp đi nắng về bị say nắng, say nóng tuyệt đối không được dùng gừng.
3. Những lưu ý khi dùng gừng để không hại sức khoẻ
Gừng vừa là vị thuốc, giúp ngăn ngừa, điều trị nhiều chứng bệnh vừa là gia vị tốt trong Đông Y. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng gừng thì bạn cần phải biết cách dùng không gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý khi dùng gừng, bạn cần phải biết:
Uống bao nhiêu gừng là đủ?
Sẽ rất tốt cho cơ thể nếu bạn uống 1 chén nhỏ trà gừng mỗi ngày. Ngược lại, nếu bạn uống quá nhiều loại trà này, nó sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bạn.
Thông thường, một người khỏe mạnh có thể uống khoảng 1 – 2 tách trà gừng, tuy nhiên nếu bạn đang gặp những rắc rối sức khỏe nhất định như bệnh tiểu đường, bệnh tim, viêm loét dạ dày, bệnh viêm ruột, mang thai… thì trước tiên bạn phải tham khảo ý kiến một chuyên gia về sức khỏe và sau đó uống trà gừng theo hướng dẫn.
Cách dùng gừng đúng cách, không gây hại cho sức khỏe
+ Không gọt bỏ vỏ gừng
Gừng chỉ giữ được các dược tính khi có cả vỏ, vì thế nếu gọt vỏ gừng sẽ khiến cho gia vị này khó phát huy được tác dụng. Bạn chỉ cần rửa sạch gừng là có thể sử dụng hoặc pha nước gừng.
+ Không ăn gừng vào buổi tối
Người ta có câu, ăn gừng vào buổi tối không khác gì ăn thạch tín. Nhiều người thường nghĩ rằng uống nước gừng buổi tối sẽ giúp khắc phục tình trạng mất ngủ. Tuy nhiên, trên thực tế, nó chỉ làm tình trạng mất ngủ thêm trầm trọng hơn mà thôi.
Để chữa mất ngủ, bạn chỉ nên uống nước gừng vào buổi sáng hoặc chiều, thay uống nước gừng bạn có thể dùng gừng ngâm chân vào buổi tối.
+ Không ăn gừng vị héo hoặc bị dập
Tuyệt đối không ăn gừng bị héo hoặc dập nát, bên trong củ gừng bị hỏng sẽ sản sinh ra chất độc có tên shikimol. Chất này nằm trong cả củ gừng và không riêng gì phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết khi sử dụng. Đây là hoạt chất với độc tính khá cao, hoại tử tế bào nên người có bệnh về gan thì tuyệt đối không uống nước gừng.
+ Kết hợp với những nguyên liệu khác để tăng hiệu quả
Bạn cũng có thể kết hợp nước gừng với mật ong, muối biển, chanh hoặc đường để dễ uống hơn cũng như tăng hiệu quả tùy thuộc vào mục đích điều trị mà bạn cần.
+ Không ăn nhiều gừng
Các bác sĩ khuyến cáo chúng ta không nên uống trà gừng quá nhiều. Một ngày bạn chỉ nên sử dụng tối đa là 5gr gừng thôi nhé.
Những loại thực phẩm kiêng không sử dụng với gừng
Ngoài lưu ý trong quá trình sử dụng gừng thì bạn không nên kết hợp loại củ này với các loại thực phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Cụ thể như sau:
+ Kiêng gừng kết hợp với thịt chó
Thịt chó có nhiều chất dinh dưỡng nhưng là thức ăn có tính nóng, tuyệt đối không kết hợp gừng với thịt chó. Việc ăn chung thịt chó và gừng sẽ khiến cho cơ thể nóng, không tốt cho sức khỏe.
+ Kiêng gừng với rượu vang trắng
Gừng có tính nóng còn rượu vang trắng có tính cay. Hai loại này khi kết hợp với nhau sẽ làm tổn thương đường tiêu hóa nên vì sức khỏe thì không sử dụng rượu vang trắng kết hợp với gừng.
+ Kiêng gừng với thịt ngựa
Thịt ngựa cũng là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, nếu chung với gừng có tính nóng sẽ làm cho cơ thể khó chịu. Gây ra các chứng bệnh như ho, tị, không tốt cho sức khỏe.
+ Kiêng gừng với thịt thỏ
Tương tự như các loại thịt trên, thịt thỏ có vị cay, tính bình, giải nhiệt, tì dưỡng vị nhưng khi kết hợp với gừng sẽ phá hoạt chất dinh dưỡng trong thịt thỏ. Vừa không tốt cho sức khỏe, vừa làm mất đi các dưỡng chất có trong thức ăn.
Qua những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên, bạn đã biết được những tác hại của nước gừng rồi phải không. Hãy tham khảo thật kỹ bài viết để có thêm kiến thức hữu ích về cách uống nước gừng đúng cách, đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của mình và các thành viên trong gia đình nhé!