Tỏi không chỉ được sử dụng như một loại gia vị, chúng còn được xem là một bài thuốc dân gian khi kết hợp với rượu. Mang đến hiệu quả trong việc điều trị các bệnh về cảm cúm, viêm xoang hay tốt cho sức khỏe của nam giới.
Tuy nhiên, chúng ta mới chỉ chú ý đến công dụng của rượu tỏi mà không biết rằng thức uống này còn gây ra những phản ứng phụ. Dưới đây là một số tác hại của rượu tỏi, bạn nên biết.
1. Tác hại của rượu tỏi nếu không sử dụng đúng cách?
Tỏi là một loại thực vật chứa nhiều vitamin, khoáng chất, tinh dầu khi kết hợp với rượu mang đến một thức uống tốt cho sức khỏe. Tăng sức đề kháng, chống viêm khớp, tiêu hóa và bảo vệ tim mạch tốt.
Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng rượu tỏi sẽ gây phản tác dụng. Gây nên một số tác hại đến gan, rối loạn tiêu hóa, ức chế tuyến giáp. Đặc biệt, theo chia sẻ của các chuyên gia việc sử dụng quá liều rượu tỏi, dùng không đúng cách sẽ gây nên một số tác dụng phụ sau:
+ Sử dụng nhiều rượu tỏi sẽ gây tổn hại đến gan: Làm mất khả năng thanh lọc độc tố cho cơ thể và dễ dẫn đến các bệnh lý như nổi mề đay, vàng da, suy nhược,…
+ Với người dị ứng tỏi, uống rượu tỏi sẽ gây mẩn và ngứa
+ Cholesterol rối loạn, làm tăng huyết áp
+ Rối loạn dạ dày, đường ruột gây ức chế tuyến giáp: Việc nạp quá nhiều rượu với nồng độ cao vào cơ thể còn gây tổn thương niêm mạc dạ dày, viêm thành ruột gây rối loạn hệ tiêu hóa, hạn chế hấp thụ dinh dưỡng và ức chế tuyến giáp.
+ Uống rượu tỏi làm nóng cơ thể và gây nên táo bón: Tỏi có tính nóng, kết hợp với rượu mạnh có thể gây nóng trong người và táo bón.
+ Gây tình trạng chống đông máu với người phẫu thuật: Người chuẩn bị phẫu thuật thì không nên dùng rượu tỏi vì các hoạt chất có trong tỏi có thể làm thay đổi tác dụng của thuốc chống đông máu, gây ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc phẫu thuật và khả năng hồi phục của cơ thể.
=> Trên đây là hàng loạt các tác dụng phụ của rượu tỏi khi sử dụng không đúng cách hay quá liều. Vừa làm mất đi công dụng vốn có của rượu tỏi, vừa gây ra các tác dụng phụ. Chính vì thế, bạn cần phải chú ý khi sử dụng rượu tỏi tránh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mình và người thân.
2. Nên uống rượu tỏi đúng cách như thế nào là hợp lý?
Mặc dù rượu tỏi là thần dược song chúng lại có dược tính quá khá mạnh. Người xưa có câu cái gì nhiều quá cũng không tốt, cho dù nó tốt đến mấy và rượu tỏi đen cũng không ngoại lệ.. Để loại bỏ những tác hại của rượu tỏi thì việc uống rượu tỏi đúng cách là điều mà bạn cần phải chú ý:
+ Thứ nhất: Không nên sử dụng rượu tỏi khi đang đói sẽ gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày. Tốt nhất nên sử dụng rượu trong hoặc sau khi ăn và chỉ nên dùng 2 lần 1 ngày. Mỗi lần chỉ uống từ 1-2 muỗng cafe rượu tỏi, tương đương 10-20ml.
+ Thứ hai: Không nên dùng rượu tỏi ngay sau khi ăn cá trắm, thịt chó, thịt gà
+ Thứ ba: Không sử dụng rượu tỏi kém chất lượng hoặc đã bị chuyển xanh hay màu trắng đục, không tốt với sức khỏe.
+ Thứ tư: Pha rượu tỏi với một chút nước sôi khi uống, để tránh rượu tỏi quá đặc và khó chịu khi dùng.
+ Thứ năm: Đối với những người mắc bệnh về gan, tiêu chảy, phẫu thuật hay dị ứng không nên sử dụng rượu tỏi.
+ Thứ sáu: Không sử dụng rượu tỏi khi đang sử dụng thuốc tây. Cần phải có sự tư vấn của bác sĩ nếu muốn sử dụng thức uống này.
3. Rượu tỏi ngâm lâu có uống được không?
Rượu tỏi ngâm lâu có uống được không? Đang là câu hỏi khiến cho cánh mày râu băn khoăn khi làm rượu tỏi. Bởi có không ít người cho rằng, việc ngâm rượu tỏi càng lâu thì càng ngon. Thực tế, chưa có nhận định nào về khoa học cho rằng rượu tỏi càng ngâm lâu thì càng tốt.
Theo chia sẻ của nhiều người, rượu tỏi nên sử dụng trong thời gian phù hợp. Khi ngâm với khối lượng 40 gram tỏi và 100ml rượu. Sử dụng hàng ngày thì sau 20 ngày sẽ hết đối với bình to, ngâm 1kg tỏi lưu lượng sẽ tăng lên và thời gian lên đến 2 năm.
Tuy nhiên, rượu tỏi tốt nhất vẫn chỉ sử dụng hết trong vòng 1 năm nên khi ngâm rượu tỏi, bạn nên ngâm với số lượng vừa phải.
Như vậy, rượu tỏi ngâm lâu vẫn uống được nhưng mùi vị không ngon và tác dụng sẽ không còn tốt như ban đầu. Vậy nên, khi làm rượu tỏi thì nên ngâm với số lượng vừa phải.
Sau khoảng 1-2 tháng là có thể sử dụng loại thức uống này, mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Giúp điều trị xương khớp, cải thiện chức năng tiêu hóa hạ đường huyết tốt nhất.
4. Uống rượu tỏi có nóng không
Uống rượu tỏi có nóng không cũng đang là vấn đề được nhiều người quan tâm khi sử dụng thức uống này. Theo Đông Y, tỏi có vị cay, mùi hắc, tính ôn nên có tác dụng giải nhiệt, giải độc tốt cho gan.
Vì thế, rượu tỏi hoàn toàn không có tính nóng mà độ nóng của cơ thể đến từ rượu. Sau khi uống nước giải rượu, bạn sẽ không còn cảm thấy nóng rát trong cơ thể. Chính vì thế, người ta còn sử dụng rượu tỏi để chữa các bệnh cảm cúm, trị mụn, giúp xương và ngăn ngừa nguy cơ sinh non ở các chị, em phụ nữ.
Ngoài ra, bạn cần phải tuân thủ cách sử dụng rượu tỏi đúng cách để loại bỏ tác hại và tăng cường công dụng của thức uống với sức khỏe. Tùy vào thể trạng của mỗi người, để có cách sử dụng rượu tỏi một cách hợp lý.
Trên đây là một số tác hại của rượu tỏi khi sử dụng không đúng cách mà chúng chúng tôi chia sẻ. Hy vọng, sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về rượu tỏi và sử dụng thức uống này một cách hợp lý, mang đến công dụng tốt nhất cho sức khỏe của bản thân và các thành viên trong gia đình nhé!